CHÙA TUYỀN THẠCH - XÃ MÃ THÀNH NÉT ĐẸP VĂN HÓA TÂM LINH LÀ CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG VÀ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO, LÀ NƠI TẬP TRUNG SINH HOẠT, TU HÀNH VÀ THUYẾT GIẢNG ĐẠO PHẬT.
28/12/2023
Lượt xem: 629
CHÙA TUYỀN THẠCH - XÃ MÃ THÀNH NÉT ĐẸP VĂN HÓA TÂM LINH. LÀ CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG VÀ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO, LÀ NƠI TẬP TRUNG SINH HOẠT, TU HÀNH VÀ THUYẾT GIẢNG ĐẠO PHẬT.
Theo Thanh Khê xã chí của Tiến Sỹ Trần Đình Phong viết: Vào ngày 01 tháng 4 năm Giáp dần 1884 “Chùa Tuyền Thạch núi động đá thuộc gọi là Eo đá; Lưng phía Bắc; mặt phía Nam cây cối rậm rạp, cỏ cây hương hoa tươi đẹp, có động huyền nghiêm, có khe, có đường lên núi, tiểu phu hò hát, Mục đồng thổi sáo. Chùa ở nơi Âm U, tả có giếng nước ngọt, cảnh tứ như thế giới bồng lai cảnh tiên”
Chùa tọa lạc tại xóm Đình xã Mã Thành, chùa được làm bằng gỗ mái lợp ngói đỏ 5 gian để phối thờ, 3 gian giữa thờ Phật, 2 bên thờ các vị thánh.
Lễ hội ở chùa được ông, cha ngày xưa tổ chức cứ 30 năm một lần, mỗi lần tổ chức có thời gian 10 ngày để giải các đám chay. Còn ở gia đình trong 10 ngày đó làm lễ rước gia tiên về thờ cúng như 10 ngày tết.
Trải qua thời gian lâu dài do chiến tranh và ý thức của con người Chùa đã bị xuống cấp, hư hỏng. Chùa Tuyền Thạch là một bộ phận trong quần thể văn hóa tâm linh gồm Chùa Tuyền Thạch và đền Thánh Mẫu (Liễu hạnh công chúa)... Năm 1969 ngôi Chùa là nơi đóng quân của Bộ đội C38 D 31 đặc cư Quân khu 4. Đến năm 1972 thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước các cấp Ngôi chùa được tháo dỡ về làm nhà kho của Hợp tác xã nông nghiệp để phục vụ nơi cất lương thực của xã viên. Ngôi Chùa ngày xưa được nhân dân trong xã và các vùng lân cận đã đóng góp để xây dựng ngôi nhà ngói 5 gian để phối thờ, 3 gian giữa thờ Phật, hai bên thờ các vị thánh. Trước giải phóng miền nam thống nhất nước nhà Chùa Tuyền Thạch trở thành phế tích. Năm 2012, 2013 nhân dân trong xã, các vùng lân cận và phật tử đã góp công, góp tiền xây dựng ngôi nhà Thượng điện tạm lập ban thờ phật bao gồm các Tượng phật và đồ tế khí khác. Diện tích nhà trước là 120m2, Công trình phụ trợ sau là 254 m2. Tổng diện tích khu vực Chùa là 7.000 m2; không có tranh chấp, do UBND xã quản lý.
Chứng tích còn lại của Chùa gồm có:
Đồ tế khí:
Có một Tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng gỗ cao 0,75m, rộng 0,5m khi chùa trở thành phế tích thì ông Bùi Huy Nhiệm ở xóm Đình đưa về nhà bảo quản thờ cúng. Năm 2013 khi chùa được nhân dân tự phát phục dưng ông Nhiệm đưa trả lại cho chùa để thờ cúng.
(Tượng phật Thích Ca Mâu Ni)
- Khanh đá; Rùa đá; nền nhà; tảng cột đá; Giếng Chọ cổ.
( Khanh đá )
(Rùa dá đặt trước cổng Chùa)
Khi cải cách ruộng đất nhà Chùa được đưa về làm kho của hợp tác xã nông nghiệp và đã di chuyển để dựng đình chợ để nhân dân buôn bán và trao đổi hàng hóa. Năm 2013 được mang về dựng lại ngôi Chánh điện tạm như hiện nay.
Vào các ngày lễ: Mồng một, ngày rằm và các ngày lễ của Phật giáo, các Phật tử, nhân dân xung quanh và du khách thập phương về đây dâng hương lễ Phật cầu an, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt đem lại sự bình an, hạnh phúc, thịnh vượng cho quê hương, cầu cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Bùi Trọng Việt - BT Đoàn Thanh niên.